Một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm là việc thường xuyên lao động sai tư thế, tác động lực quá mạnh vào cột sống. Nhiều trường hợp tình trạng này xảy ra do đặc thù công việc buộc bạn phải duy trì một tư thế trong thời gian dài, lao động nặng nhọc. Quãng thời gian từ 8 tiếng trở lên mỗi ngày lặp đi lặp lại dần dần sẽ tạo nên tổn thương tại đĩa đệm gây thoát vị và một loạt các triệu chứng kèm theo.
Do đó, có một số nhóm đối tượng làm những công việc đặc thù được xếp vào danh sách nghề nghiệp dễ bị thoát vị đĩa đệm. Đây cũng chính là lý do khi chẩn đoán bệnh bác sĩ thường hỏi tới nghề nghiệp mà bạn đang làm hoặc đã từng làm.
Top 1: Nhân viên văn phòng
Dân công sở là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao nhất trong các ngành nghề. Nguyên nhân là do đối tượng này thường ngồi làm việc trong thời gian dài, ít vận động, chưa kể tư thế ngồi chưa đúng.
Tất cả những yếu tố này làm tăng áp lực lên cột sống, đĩa đệm, giảm sự linh hoạt của hệ xương khớp. Thêm vào đó, nếu ngồi sai tư thế như gù lưng, cúi đầu quá thấp và rướn về phía trước càng làm tăng nguy cơ khiến đĩa đệm bị thoát vị.
Top 2: Công nhân
Công nhân đứng máy, công nhân may… cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm. Do đặc thù công việc là lặp lại một nhóm động tác, một dáng đứng liên tục ngày này qua ngày khác, đứng hoặc ngồi lâu.
Top 3: Tài xế – Nghề nghiệp dễ bị thoát vị đĩa đệm
Cũng giống như nhân viên văn phòng, tài xế, nhất là lái xe đường dài thường phải ngồi trước vô lăng trong thời gian dài. Duy trì một tư thế lâu trong một không gian chật khiến không ít bác tài thường bị đau cổ, vai, gáy, đau lưng. Đây cũng có thể là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoát vị thắt lưng.
Top 4: Người lao động nặng nhọc
Phụ hồ, thợ xây, người khuân vác… hàng ngày phải mang vác, bê đồ nặng. Điều này sẽ gây quá tải, giảm độ đàn hồi của đĩa đệm. Lâu dần đĩa đệm sẽ bị tổn thương và thoát vị, gây đau. Những trường hợp khuân vác nặng sai tư thế sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa, làm cong vẹo cột sống khiến đĩa đệm càng dễ bị thoát vị hơn.
Top 5: Vận động viên thể thao
Không chỉ vì cường độ tập luyện cao mà những vận động viên thể thao còn thường xuyên phải đối mặt với việc thay đổi tư thế đột ngột, chấn thương bất ngờ… Điều này sẽ gây tổn thương tới đĩa đệm.
Dù là chấn thương nhỏ nhưng nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây hại cho vòng bao bên ngoài đĩa đệm. Nếu vòng bao này bị vỡ sẽ khiến nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài.
Lưu ý chung
Đối với người nằm trong nhóm ngành nghề kể trên cần lưu ý:
- Nếu có thể hãy vận động tại chỗ nhẹ nhàng, đi lại, tập một số động tác đơn giản sau mỗi 45 – 60 phút làm việc.
- Làm việc đúng tư thế. Khi ngồi hãy thẳng lưng, mắt nhìn thẳng, không cúi gập cổ, khom lưng. Khi phải nâng vật nặng hãy ôm sát vào người, giữ lưng thẳng; dùng cơ bắp và cử động của tay, chân, không cử động lưng. Đẩy vật nặng thay vì kéo.
- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ như đệm ngồi, đai lưng cột sống…
- Khởi động kỹ trước khi tập luyện thể thao. Nếu gặp chấn thương cần điều trị triệt để.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học. Bổ sung thực phẩm giàu omega-3, chất xơ, vitamin vào bữa ăn như: cá béo, trái cây, rau xanh… Uống đủ nước. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, rượu bia…
- Khi thấy dấu hiệu nghi ngờ bị thoát vị đĩa đệm hãy thăm khám để được chẩn đoán chính xác. Với những đối tượng có nguy cơ cao kể trên cần khám sức khỏe định kỳ, tầm soát thoát vị đĩa đệm thường xuyên.
Để được tư vấn miễn phí và khám chữa, điều trị theo phương pháp y học cổ truyền, không phẫu thuật, liên hệ ngay Hotline 0385 137 862