Anh Nguyễn Trung Đức (làm nghề lái taxi, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Thời gian đầu, cứ lái xe được tầm 2-3 tiếng là cổ cứng đơ, mỏi nhừ. Tối đến, các cơn đau lan xuống bả vai, làm cho cánh tay bị tê mỏi, cực khó chịu. Có hôm sáng ngủ dậy cổ không cử động được, chỉ nghiêng nhẹ một bên thôi cũng thấy đau rồi”.
Nguyên nhân lái xe thường bị đau vai gáy
Với đặc thù công việc thường xuyên phải ngồi ở một tư thế như lái xe, đau vai gáy trở thành 1 trong những bệnh lý phổ biến mà các bác tài phải đối mặt trong công việc. Tình trạng này mặc dù không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều bất tiện cho sinh hoạt và công việc của người lái xe.
Đặc thù của nghề lái xe, nhất là những người lái xe đường dài là luôn phải ngồi cố định trong một tư thế. Tinh thần tập trung cao độ, cơ thể chịu nhiều rung lắc trong quá trình lái. Tất cả những yếu tố này tạo nên các cơn đau mỏi vai gáy.
Bên cạnh đó, việc phải ngồi thẳng trong thời gian dài, các khớp cổ bị hạn chế cử động. Lúc này lượng máu tới nuôi dưỡng cột sống cổ bị giảm. Lâu dần, các đốt sống cổ bị thoái hóa. Cùng với đó, hệ thống cơ, dây chằng không được tưới máu nuôi dưỡng. Lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa, co cứng gây đau.
Khắc phục đau mỏi cổ vai gáy do lái xe bằng cách nào?
Mặc dù không gây nguy hiểm, tuy nhiên tình trạng đau vai gáy lại gây ra nhiều khó chịu, làm giảm chất lượng sống và hiệu quả công việc. Để hạn chế các triệu chứng đau, bác tài có thể thử một số cách dưới đây:
Chú ý tư thế khi lái xe
- Dùng gối đầu trong quá trình lái xe, điều chỉnh gối ở vị trí phù hợp để hạn chế va chạm, chấn thương khi lái xe.
- Kê thêm một gối mỏng ở vùng thắt lưng, điều chỉnh tư thế ngồi thoải mái, đảm bảo tay, vai không bị căng. Lái khoảng 2 tiếng thì nghỉ giải lao tầm 10-15 phút.
- Tận dụng bất cứ lúc nào xe nghỉ, vận động cơ thể, đặc biệt là vận động vùng cổ vai gáy giúp máu tuần hoàn tốt hơn. Không vận động quá mạnh có thể làm các cơ bị sốc khiến tình trạng đau tăng lên.
- Sau một ngày lái xe, tối ngủ không nên kê gối quá cao. Nằm thả lỏng cơ thể, tránh nằm nghiêng, co quắp cơ thể. Có thể chườm ấm để giảm đau vùng cổ vai gáy.
Sử dụng thuốc giảm đau
- Có thể dùng miếng dán giảm đau, dán trực tiếp lên vùng bị đau để giảm đau nhanh.
- Trường hợp đau nhiều, cần thiết dùng thêm một số loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Hoặc mua một số thuốc giảm đau không kê đơn như: Naproxen, Ergotamin,…
Khi tình trạng đau mỏi kéo dài, dữ dội, bạn nên đi khám để được tư vấn và có hướng điều trị tốt nhất. Hy vọng bạn luôn giữ được sức khỏe tốt và có những chuyến đi an toàn.
>>> Xem thêm: Điều trị đau cổ gáy an toàn, hiệu quả bằng y học cổ truyền
Để được tư vấn miễn phí và khám chữa bệnh đau mỏi cổ vai gáy theo phương pháp y học cổ truyền (xoa bóp bấm huyệt, châm cứu; không phẫu thuật; an toàn; không lạm dụng thuốc tây. Liên hệ ngay Hotline 0385 137 862.