Lạm dụng thuốc giảm đau – Chạy theo ” Tử thần”

Khi bị các cơn đau hành hạ, nhiều người thường nhờ tới sự trợ giúp của thuốc giảm đau. Vậy loại thuốc này có thực sự hiệu quả? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Lạm dụng thuốc giảm đau - Chạy theo " Tử thần"

Rất nhiều người thường trữ sẵn trong nhà một số loại thuốc: Paracetamol, Panadol, Efferalgan…, mỗi khi cơ thể đau nhức là lấy ra dùng để làm giảm cơn đau. Nhưng phần lớn những người sử dụng các chế phẩm giảm đau không những sử dụng sai phương pháp mà còn không để ý đến những tác dụng phụ của những loại thuốc này.

Việc tự ý sử dụng thuốc giảm đau có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc, nhẹ thì nhập viện cấp cứu trong tình trạng suy gan, suy thận, tăng huyết áp, đái tháo đường do biến chứng sau khi lạm dụng thuốc giảm đau; nặng thì ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

Thuốc giảm đau, chống viêm có cả dạng tiêm và uống, đều thuộc loại dễ mua. Nhiều người lạm dụng thuốc giảm đau mà không biết rằng điều đó có thể khiến mình bị xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày…

Để xoa dịu cơn đau nhức, nhiều người bệnh bị thoái hóa khớp đã sử dụng thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc giảm đau thông thường. Các loại thuốc này tác động vào cơ chế giảm đau ngoại biên, nhanh chóng cắt cơn đau, chống viêm tốt nên được nhiều người sử dụng mà lầm tưởng đây là thuốc giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp hiệu quả. Với người bị thoát vị đĩa đệm có chèn ép rễ thần kinh, nếu lạm dụng thuốc giảm đau có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn cảm giác, tê bì chân tay, teo cơ, thậm chí bại liệt.

>> Xem ngay: Điều trị thoái hóa khớp bằng Đông y, không thuốc giảm đau, không tác dụng phụ

 

Tác hại của việc lạm dụng thuốc giảm đau

1. Viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa

Lạm dụng thuốc giảm đau - Chạy theo " Tử thần"

Khi sử dụng liều cao Aspirine và những loại thuốc kháng viêm không steroidal có thể gây tổn hại các màng nhầy ở dạ dày và hệ tiêu hóa trên tạo nên sự viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa. Điều này thường gây ói mửa, sụt cân, trường hợp nghiêm trọng cần được can thiệp bằng phẫu thuật. Sử dụng liều cao ibuprofen trong ba ngày có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa, đau dạ dày…

2. Nghiện thuốc

Lạm dụng thuốc giảm đau - Chạy theo " Tử thần"

Nhiều bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân những thuốc giảm đau hạng nặng như hydrocodone trong trường hợp đau mãn tính hoặc đau kéo dài. Điều không may là những thuốc giảm đau này sẽ gây nghiện, nhất là những người sử dụng thuốc trong thời gian dài. Theo Cơ quan Quản lý lạm dụng chất nghiện và sức khỏe tâm thần (Mỹ), có khoảng 6 triệu người Mỹ bị nghiện những thuốc giảm đau loại này.

3. Huyết áp cao

Lạm dụng thuốc giảm đau - Chạy theo " Tử thần"

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nếu phụ nữ sử dụng những loại thuốc giảm đau không chứa Aspirine sẽ tăng khả năng bị cao huyết áp gấp hai lần.

4. Gãy xương

Lạm dụng thuốc giảm đau - Chạy theo " Tử thần"

Một nghiên cứu được đăng tải trên chuyên san General Internal Medicine cho thấy nhóm thuốc giảm đau opioids có thể làm tăng tần suất gãy xương ở người trên 60 tuổi, nhất là khi sử dụng nhóm thuốc này với liều lượng lớn hơn 50mg.

5. Tổn thương gan

Lạm dụng thuốc giảm đau - Chạy theo " Tử thần"

Những loại thuốc giảm đau chứa paracetamol có thể làm tổn thương gan nghiêm trọng nếu dùng sai cách. Triệu chứng bao gồm chán ăn, buồn nôn, nếu không được điều trị đến nơi đến chốn có thể làm suy gan, thậm chí tử vong.

6. Tổn thương thận

Lạm dụng thuốc giảm đau - Chạy theo " Tử thần"

Paracetamol và ibuprofen có thể gây tổn thương thận nếu sử dụng chúng trong thời gian dài hoặc được sử dụng bởi những người đã có “tiền án” về thận.

Người bệnh chỉ được dùng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ, không tự dùng lại đơn thuốc cũ. Nếu tình trạng đau kéo dài quá 3 ngày, người bệnh nên đến tìm gặp bác sĩ ngay để đưa ra phương pháp điều trị hợp lí và kịp thời; đặc biệt không lạm dụng thuốc giảm đau trong bất cứ trường hợp nào.