Tại Tâm An:
Tư vấn, thăm khám miễn phí
Giảm 5% trên đơn giá với khách hàng điều trị từ lần 2 và người quen giới thiệu
Liệt dây thần kinh số VII là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, không lây truyền. Vậy nguyên nhân của bệnh do đâu? Liệt dây thần kinh số VII có nguy hiểm không và cần định hướng điều trị như thế nào là đúng?
Liệt dây thần kinh số VII là bệnh gì?
Dây thần kinh số VII là dây vận động, chi phối vận động cơ mặt. Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên hay còn gọi là liệt mặt ngoại biên, là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh mặt. Tình trạng này trái ngược với liệt mặt trung ương là tổn thương liên quan đến não.
Chúng ta ít biết rằng dây thần kinh mặt có đường đi phức tạp từ hệ thống thần kinh trung ương qua thái dương và tuyến mang tai đến các cơ ở vùng mặt. Đó là lý do các tổn thương vận động của nửa mặt có nhiều nguyên nhân như nguyên nhân từ thân não, ở dây thần kinh số VII, ở xương đá hoặc tuyến mang tai…
Triệu chứng của bệnh liệt dây thần kinh số VII
Triệu chứng của bệnh liệt dây thần kinh số VII rất rõ ràng, ai cũng có thể nhận thấy như:
- Mặt bị xệ, tê bì, hơi cứng khác thường
- Miệng bị méo sang một bên
- Mắt không thể nhắm kín
- Nhân trung lệch sang một bên
- Uống nước bị trào ra ngoài
- Chảy nước mắt
- Mất vị giác 2/3 trước lưỡi
- Thức ăn bị đọng ở bên liệt
- Huýt sáo, thổi lửa, nói cười khó khăn.
Nguyên nhân gây bệnh liệt dây thần kinh số VII
- Chủ yếu là do lạnh: Bệnh thường gặp ở mùa đông, khi thời tiết rét đậm, người bệnh ra lạnh đột ngột và mặc ít quần áo, tắm đêm,…
- Chấn thương sọ não
- Di chứng sau phẫu thuật xương hàm mặt, xương chũm
- U dây thần kinh
- U tuyến mang tai
- Zona thần kinh,…
Liệt dây thần kinh số VII có nguy hiểm không?
Bệnh liệt dây thần kinh số VII có thể gây ra các di chứng nặng nề khác nhau như:
- Các biến chứng mắt: viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, lộn mí. Các biến chứng này có thể phòng tránh bằng nhỏ mắt bảo vệ, đeo kính, khâu sụn mí hoàn toàn hay một phần.
- Đồng vận: biểu hiện co cơ không tự chủ phối hợp với các hoạt động tự chủ như mép bị kéo khi nhắm mắt. Thất bại trong điều trị, phục hồi chức năng có thể giảm bớt khó chịu này.
- Co thắt nửa mặt sau liệt mặt: biến chứng này gặp ở các thể nặng do tổn thương dây thần kinh với phân bố lại thần kinh một phần.
- Hội chứng nước mắt cá sấu: hiếm gặp, biểu hiện chảy nước mắt khi ăn.
Điều trị liệt dây thần kinh số VII theo YHCT
Liệt dây thần kinh số VII cần được điều trị sớm, tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh lại gây biến dạng khuôn mặt, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng lao động, tâm lý, giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Đừng chủ quan! Vì nếu không điều trị liệt dây thần kinh số 7 kịp thời và triệt để, bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường. Bệnh này có thể là dấu hiệu sớm của liệt nửa người.
Hiện nay, với phương pháp điều trị bằng Tây y, những người có cùng chứng bệnh thường sẽ được sử dụng chung các loại thuốc, chỉ khác về liều lượng, thời gian sử dụng. Hơn nữa, các loại thuốc này còn chú trọng việc giải quyết triệu chứng, nhờ đó thu về hiệu quả nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, chính vì chú trọng nhiều tới triệu chứng mà quên đi căn nguyên gây bệnh. Nếu điều trị bệnh chú trọng vào triệu chứng, không theo từng thể trạng, cơ địa của mỗi người thì bệnh sẽ tái phát; triệu chứng sẽ có dấu hiệu nặng hơn lần trước. Trên thực tế, muốn điều trị bệnh dứt điểm thì cần phải tác động và đúng nguyên nhân, đồng thời khắc phục song song triệu chứng bệnh.
Hiểu được điều đó, các Y Bác sĩ tại Phòng khám chuyên khoa YHCT Tâm An đã nghiên cứu và cân nhắc phương pháp điều trị bệnh bằng YHCT một cách toàn diện, phù hợp với cơ địa, thể trạng bệnh nhân.
Tâm An thực hiện đúng như nguyên lý điều trị bệnh của YHCT là tác động vào căn nguyên, giải quyết song song các triệu chứng bệnh bên ngoài, phương pháp điều trị bệnh của phòng khám đang mang đến hiệu quả toàn diện, hiệu quả cao.
Từ đó, với mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ khám và điều trị dựa vào cơ địa, thể trạng bệnh, đặc biệt không dùng thuốc, không tác dụng phụ để thu về hiệu quả cao nhất.
Phòng khám chuyên khoa YHCT Tâm An bằng phương pháp y học cổ truyền đã tiếp nhận và điều trị liệt 7 ngoại biên bằng Đông y với tỷ lệ khỏi bệnh đạt gần 100%.
Phòng khám được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép hoạt động
Danh sách Y Bác Sĩ khám, chữa bệnh tại phòng khám
Với đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, bác sĩ phụ trách chuyên môn là Thạc sỹ – Bác sỹ Y học cổ truyền, Bác sỹ chuyên khoa nội Trần Phương Thủy; Tâm An đã và đang điều trị hiệu quả cho rất nhiều bệnh nhân, tình trạng bệnh được thuyên giảm rõ rệt ngay sau liệu trình điều trị đầu tiên.
Đôi nét về Thạc sỹ – Bác sỹ Y học cổ truyền, Bác sỹ chuyên khoa nội Trần Phương Thủy
Thạc sỹ – Bác sỹ Y học cổ truyền, Bác sỹ chuyên khoa nội Trần Phương Thủy có cái Tâm và cái Tầm không ai có thể phủ nhận. Cũng như nhiều người thầy thuốc – bác sĩ khác, bác sĩ Trần Phương Thủy đến với nghề y là bởi lòng say mê, yêu thích và cao cả hơn là có thể cứu người.
Bác sĩ Thủy đã theo học ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y Thái Bình – Cái nôi đã đào tạo, nuôi dưỡng hàng nghìn, hàng vạn thế hệ bác sĩ giỏi, ưu tú. Trải qua quá trình tu dưỡng, rèn luyện tại trường đại học, bác sĩ Thủy đã chính thức tốt nghiệp năm 2012 và có giấy phép hành nghề. Năm 2013, học bác sĩ chuyên khoa Nội. Năm 2017 tiếp tục học lên Thạc sĩ YHCT tại Đại học Y Hà Nội.
- Năm 2012 – 2015: Công tác tại bệnh viện YHCT Nam Định
- Năm 2015 – nay: Công tác tại bệnh viện YHCT Hà Đông
Họ gọi Trần Phương Thủy với danh xưng thầy thuốc, lương y, bác sĩ – chữa bệnh cứu người bằng cái TÂM của người thầy thuốc.
Tại Tâm An, căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà đội ngũ bác sĩ chuyên môn sẽ tư vấn và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Các phương pháp điều trị liệt dây thần kinh số VII tại Tâm An:
- Điện châm
- Cứu ngải
- Xoa bóp bấm huyệt
- Thủy châm, laser châm
- Cấy chỉ.
Với phương châm đặt sức khỏe của bệnh nhân luôn là ưu tiên hàng đầu, đội ngũ y bác sĩ Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Tâm An không ngừng nâng cao chuyên môn nhằm mang đến cho bệnh nhân những liệu trình an toàn, hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa tái phát.
Hình ảnh điều trị liệt VII tại Tâm An:
Hình ảnh bệnh nhân bị liệt VII trước khi điều trị:
Bệnh nhân trong quá trình điều trị
Kết quả điều trị sau 7 ngày