Đau cổ vai gáy hiện đang là căn bệnh được nhiều người quan tâm và tìm cách điều trị. Vậy căn bệnh này có thể chữa bằng những phương pháp nào, cùng tìm hiểu nhé!
Đau cổ vai gáy do những nguyên nhân nào?
Có thể chia căn nguyên gây đau cổ vai gáy thành 2 nhóm:
Bệnh lý là nguyên nhân hàng đầu
Những bệnh lý dưới đây có thể là nguyên nhân khiến chúng ta bị đau cổ vai gáy:
– Vôi hóa cột sống: khi canxi trong cơ thể lắng cặn và tạo thành các tinh thể bám trên thân đốt sống sẽ khiến cột sống bị vôi hóa. Sự kết tụ của canxi trong tổ chức xương như vậy tạo thành các chồi xương, các dây thần kinh ống sống gần đó sẽ bị chồi xương chèn ép và người bệnh hay bị đau cổ vai gáy, vận động khó khăn;
– Rối loạn khớp bả vai lồng ngực: việc ngồi lâu hàng giờ đồng hồ mà không thay đổi tư thế vận động sẽ làm các cơ vai gáy bị căng giãn quá độ và đau nhức;
– Rối loạn chức năng thần kinh: xảy ra khi người bệnh bị kéo dãn các dây thần kinh cổ vai gáy nên thường mất ngủ, khó tập trung và trở nên nhạy cảm dễ xúc động;
– Viêm bao khớp vai: thường xảy ra vào lúc nửa đêm hoặc khi trời trở lạnh, đau ở một bên vai đặc biệt là tư thế nằm nghiêng. Nhiều người còn dường như không thể với tay lên để lấy đồ đạc hoặc vòng tay ra sau, thậm chí đau cả khi chải tóc.
Nguyên nhân từ tác động bên ngoài
Đau cổ vai gáy có thể bắt nguồn từ thói quen vận động và tính chất công việc hàng ngày của bệnh nhân, cụ thể như sau:
– Tập luyện quá mức: tập thể dục thể thao là hoạt động đáng khuyến khích nhưng nếu tập quá sức, sai tư thế, sai kỹ thuật không những không có lợi cho cơ bắp mà còn dễ khiến bạn gặp rủi ro chấn thương cổ vai gáy. Những người không có thói quen khởi động trước khi tập luyện cũng gặp phải tình trạng này;
– Vận động sai tư thế: ngồi trong tư thế cong lưng, gù lưng lâu ngày, hay nằm ngủ gục xuống bàn sẽ gây chèn ép mạch máu, lưu lượng máu lên cổ và não vì thế mà kém đi dẫn tới nhức mỏi;
– Tính chất công việc: những người làm các công việc yêu cầu phải ngồi (điển hình là dân văn phòng, thợ may, lái xe) hoặc đứng quá lâu (tổ chức sự kiện, tiếp thị, làm trong công xưởng,…) thì sẽ gây áp lực không nhỏ lên hệ thần kinh khu vực cổ, bả vai;
– Thiếu hụt chất dinh dưỡng: khi cơ thể thiếu đi các khoáng chất, vitamin cần thiết, nhất là canxi thì xương khớp và dây thần kinh sẽ hoạt động kém hiệu quả, dẫn tới tê bì, đau nhức vùng cổ vai gáy;
– Gặp chấn thương: nếu vùng vai, cổ bị chấn thương thì khả năng rất cao là đốt sống hoặc dây chằng cũng bị ảnh hưởng.
Phương pháp điều trị đau cổ vai gáy hiệu quả
Điều trị bằng thuốc Đông Y
– Bài thuốc 1: 50 hạt gấc chín rửa sạch, để ráo nước, nướng xém vỏ, để nguội rồi đập dập vứt bỏ phần vỏ cứng bên ngoài. Giã nát phần nhân bên trong rồi cho vào lọ thủy tinh, đổ 1,5 lít rượu trắng vào lọ, đậy nắp kín, sau đó bỏ ra xoa bóp.
– Bài thuốc 2: Người bệnh lấy một nắm lá ngải cứu mang rửa sạch và 1 nắm muối trắng đem sao vàng lên, cho tất cả vào 1 túi vải sạch. Chườm lên vùng bị đau 15 phút.
– Bài thuốc 3: Lấy 1 quả cam, cắt phần đầu quả cam bỏ đi. Cho một ít phèn chua, 1 củ hành khô vào phần ruột quả cam. Sau đó, đặt lên bếp để nướng dưới lửa nhỏ. Sau 15 phút, cắt quả cam ra lát mỏng rồi đắp vào vùng bị đau.
Điều trị bằng vật lý trị liệu
– Xoa bóp bấm huyệt: Có tác dụng giảm tắc nghẽn tại huyệt vị, lưu thông mạch máu giúp người bệnh cử động linh hoạt.
– Giác hơi: Giúp đả thông kinh mạch, hoạt huyết, phục hồi tổn thương đối với bệnh nhân do bệnh lý.
– Châm cứu: Châm cứu là một trong những cách chữa đau vai gáy phổ biến trong y học cổ truyền cho đến hiện nay vẫn còn được sử dụng.
Theo y học cổ truyền, châm cứu sẽ tác động trực tiếp lên các huyệt vị cần thiết trên cơ thể giúp cải thiện quá trình lưu thông máu. Ngoài ra, châm cứu còn giúp giải phóng opioid – chất có công dụng ngăn ngừa các tín hiệu đau của não bộ và dự phòng cơn đau kích hoạt. Từ đó, khắc phục được các triệu chứng đau cổ vai gáy.
Người bệnh cần lưu ý, để đảm bảo an toàn khi thực hiện châm cứu chữa đau vai gáy, người bệnh cần tìm hiểu cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, có các bác sĩ y học cổ truyền.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Theo các chuyên gia, một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho hệ xương khớp sẽ góp phần củng cố nền tảng xương khớp vững chắc, giúp tăng khả năng phòng chống bệnh tật và thúc đẩy quá trình phục hồi bệnh tốt hơn. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh nên chú ý bổ sung vào bữa ăn hằng ngày khi gặp các vấn đề về sức khỏe xương khớp nói chung, đau vai gáy nói riêng:
– Canxi: Có nhiều trong sữa, sản phẩm từ sữa, rau có màu xanh đậm, đậu phụ, hạnh nhân…
– Vitamin D3: Có trong một số loại cá béo, hải sản, gan động vật, lòng đỏ trứng,…
– Vitamin C: Thực phẩm có chứa lượng vitamin C dồi dào có thể kể đến các loại quả mọng, kiwi, ổi, cam, bưởi, đu đủ,…
– Protein lành mạnh: Thịt trắng, cá, đậu nành, nấm, trứng,…
Liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Tâm An để được tư vấn, khám và điều trị ngay hôm nay nhé!
>>> Xem thêm: Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình