Điều trị bệnh lẹo mắt là việc nhiều người quan tâm bởi dù không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng căn bệnh này gây ra đau nhức khó chịu và mất thẩm mỹ cho người bệnh.
Tại sao nên điều trị bệnh lẹo mắt
Chắc hẳn chúng ta đã từng bị lẹo mắt, triệu chứng này không phân độ tuổi hay giới tính mà xảy ra thường xuyên. Sau một đêm ngủ dậy thấy mắt hơi nhức là lên lẹo mắt. Bệnh này có đặc điểm là gây sưng, phù nề, đau nhức ở mi mắt, điều này khiến bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến lao động và sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân
Nhiều người thắc mắc rằng sao tự nhiên ngủ dậy mắt lại bị lẹo, đó là do các vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây viêm nhiễm cấp tính. Nếu không kịp thời xử lý thì lẹo mắt sẽ chuyển thành chắp, gây nguy hiểm tới tầm nhìn của mắt.
Khi lẹo mới mọc, mi mắt của người bệnh sẽ hơi sưng đỏ, kèm theo ngứa và đau rát. Qua một ngày, chỗ đau sẽ xuất hiện một hạt cứng rắn to như hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi.
Có hai loại lẹo thường xuất hiện:
– Lẹo ngoài mí mắt: Như tên gọi, loại lẹo này xuất hiện ở bên ngoài mí mắt. Bện này hầu hết do nhiễm trùng từ tuyến Zeis mà ra
– Lẹo trong mí mắt: Hạt lẹo sẽ mọc bên trong bờ mi gây khó chịu hơn rất nhiều so với lẹo ngoài mí mắt. Hầu hết do nhiễm trùng từ tuyến meibomian.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lẹo mắt, không phải ai cũng giống nhau bởi tính chất của mỗi loại da là khác nhau nhưng đều có điểm chung là:
– Dùng tay chưa vệ sinh sạch sẽ khi sờ vào mắt, dụi mắt hoặc khi thay kính áp tròng, trước khi đeo kính áp tròng không khử trùng cũng khiến vi khuẩn tích tụ gây viêm mí mắt.
– Để lớp trang điểm trên mắt qua đêm. Con gái trang điểm mắt thường xuyên nhưng không tẩy trang cẩn thận mà chỉ rửa lại bằng nước, điều đó vừa có hại cho da, vừa khiến mí mắt bị bít bởi lớp trang điểm nên gây viêm da
– Sử dụng mỹ phẩm cũ hoặc đã quá hạn sử dụng, những mỹ phẩm đó sẽ tích tụ rất nhiều vi khuẩn gây hại.
– Đã từng bị viêm mí mắt hoặc bị viêm mí mắt mãn tính cũng sẽ rất dễ bị nhiễm lại.
Để tự nhiên thì lẹo mắt có khỏi không?
Sau khoảng 3-4 ngày lên nốt lẹo, lẹo sẽ mưng mủ và chín rồi vỡ. Thế nhưng nếu để tự nhiên thì dễ nhiễm trùng và dễ tái phát. Khi phát lại có thể xả ra ở một hoặc 2 mi mắt, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.
Nhìn có vẻ không nguy hiểm nhưng nếu để lâu mà lẹo không lành thì rất dễ gây ra giảm thị lực. Nhất là lẹo ở trong mi mắt sẽ dễ dẫn tới áp-xe hiện ra ổ, thường tái phát nhiều lần. Nếu mới xuất hiện triệu chứng thì trước hết nên tự điều trị bệnh lẹo mắt tại nhà, sau đó đến bệnh viện chuyên khoa Tâm An để được điều trị dứt điểm.
Điều trị bệnh lẹo mắt như thế nào?
Đối với trường hợp mới nhú lẹo, còn nhẹ
– Không nặn lẹo mắt: Nhiều người thấy có mủ thường nặn mủ ra và nghĩ mủ ra hết thì sẽ khỏi nhưng thực tế không phải. Việc nặn mủ không chỉ làm cho mắt lâu khỏi mà còn làm lan rộng nhiễm trùng sang vùng da khác.
– Chườm khăn ấm lên lẹo: Trong trường hợp này, nước ấm có tác dụng giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành mắt. Thấm một chút nước ấm nóng vào khăn, lưu ý phải là khăn sạch, sau đó đắp lên vùng mắt khoảng 10-15 phút mỗi lần, làm khoảng 3-5 lần một ngày.
Nước ấm sẽ làm mềm, mở lỗ chân lông ở mí mắt bị chặn,mở các tuyến dầu và đánh tan chắp hoặc lẹo mắt. Việc chườm ấm còn giúp đỡ đỏ và sưng. Bạn cũng có thể rửa tay thật sạch và dùng đầu ngón tay mát-xa nhẹ vùng mí xung quanh để làm mềm lẹo, giúp lẹo nhanh tan.
Cách tốt nhất là bạn đừng nên coi thường lẹo mắt mà hãy tới phòng khám chuyên khoa Tâm An để được điều trị bệnh lẹo mắt tốt và nhanh nhất.
Đối với bệnh lẹo trở nên nặng, lâu khỏi, nhiều mủ
Hầu hết chắp và lẹo mắt sẽ tự khỏi sau một thời gian. Nhưng nếu bệnh nặng hơn hoặc có hiện tượng xuất huyết, đặc biệt lẹo mắt trong, tốt nhất bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe mắt an toàn.
Khi đến khám, các bác sĩ sẽ tiến hành chích vết chắp hoặc lẹo nếu chúng sưng to. Để vết chích mau lành và giảm thiểu khả năng mọc lại chắp, lẹo, bạn sẽ được kê đơn một loại kem bôi đặc trị để giảm sưng, nhanh lành lẹo và không bị nhiễm trùng.
Phòng tránh và điều trị bệnh lẹo mắt
Để không bị mắc phải bệnh và không cần khốn khổ điều trị bệnh lẹo mắt thì hãy nhớ:
– Tẩy trang và rửa mặt sạch sẽ
– Hạn chế dùng mỹ phẩm, đặc biệt mỹ phẩm kém chất lượng
– Không dụi tay lên mắt bởi tay có rất nhiều vi khuẩn gây hại.
– Đeo kính áp tròng sạch sẽ, hợp vệ sinh và an toàn cho mắt theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, rửa tay thật sạch trước khi đeo kính áp tròng. Nếu bị chắp, lẹo, tốt nhất nên tạm ngừng sử dụng kính áp tròng.
>>> Xem thêm: Phác đồ điều trị lẹo mắt tại Tâm An