Đau thần kinh tọa là một trong những bệnh lý về thần kinh phổ biến, xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc tổn thương. Dây thần kinh tọa kéo dài từ vùng thắt lưng xuống mông, đùi và chân, vì vậy cơn đau thường lan rộng dọc theo đường đi của dây thần kinh này.
Việc nhận biết sớm các triệu chứng đau thần kinh tọa giúp người bệnh điều trị kịp thời và tránh những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Thoát vị đĩa đệm: Là nguyên nhân phổ biến nhất, khi đĩa đệm lệch ra ngoài và chèn ép vào dây thần kinh tọa.
Thoái hóa cột sống: Gây hẹp ống sống hoặc hình thành gai cột sống, tạo áp lực lên dây thần kinh.
Chấn thương: Tai nạn hoặc tác động mạnh làm tổn thương cột sống hoặc dây thần kinh tọa.
Hội chứng cơ hình lê: Cơ này nằm sát dây thần kinh tọa, khi co thắt hoặc viêm có thể chèn ép lên dây thần kinh.
Khối u cột sống hoặc vùng chậu: Một số trường hợp hiếm gặp, khối u chèn ép vào dây thần kinh gây đau.
5 dấu hiệu thường gặp của đau thần kinh tọa
1. Tình trạng đau ngay tại dây thần kinh tọa
Hiện tượng đau nhức thường bắt đầu từ vùng thắt lưng, lan xuống mông, đùi và gót chân. Một số trường hợp khác, cơn đau có thể đi ngược lại từ gót chân lên trên thắt lưng.
- Tổn thương rễ thần kinh L5: Đau xuất hiện dọc từ eo xuống ngón chân út.
- Tổn thương rễ thần kinh S1: Cơn đau kéo dài từ phía sau mông đến mép ngoài bàn chân.
Đặc biệt, cơn đau thần kinh tọa thường có xu hướng lan tỏa, không cố định tại một vị trí mà có thể ảnh hưởng đến nhiều vùng lân cận.
2. Co cứng cơ cột sống
Khi dây thần kinh tọa bị viêm hoặc tổn thương, việc lưu thông máu bị hạn chế. Điều này dễ dẫn đến tình trạng co cứng cơ, đặc biệt là ở vùng cột sống. Nhiều người thường cảm thấy các cơ chân và đùi căng cứng vào buổi sáng, phải mất một lúc mới giãn ra. Thậm chí, những hoạt động đơn giản như hắt hơi hoặc ho cũng có thể gây đau nhức vùng thắt lưng.
3. Giảm khả năng vận động
Cúi người: Người bệnh cúi được thấp hơn 90 độ, thậm chí không cúi được và cảm giác đau thắt lưng dữ dội, đồng thời tay vô cùng khó khăn hoặc không thể chạm đến gót chân.
Gập người: Bệnh nhân không thể gập người 90 độ, không thể cúi gập người về trước cũng không thể hoặc rất khó khăn khi khuân vác bằng lưng.
Khó nghiêng người sang trái hoặc phải, tay không chạm được mặt đất. Đùi và mông đau dữ dội.
Khó đứng thẳng: Người bệnh đau dây thần kinh tọa cũng rất khó đứng thẳng. Khi chạm nhẹ gót chân xuống đất là đã thấy rất đau ở phần lưng.
4. Thay đổi dáng đi
Khi đau thần kinh tọa xuất hiện ở một bên cơ thể, trọng lượng sẽ dồn nhiều hơn vào bên còn lại, dẫn đến những thay đổi trong dáng đi của người bệnh.
- Người bệnh thường có dáng đi tập tễnh, bên cao bên thấp rõ rệt.
- Một bên hông có dấu hiệu nhão cơ, chân bên đó có thể bị xệ xuống.
- Xương chậu có nguy cơ bị lệch hẳn sang một bên, gây mất cân đối cơ thể.
Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị, bệnh có thể gây ra các biến chứng như cong vẹo cột sống, mất đường cong sinh lý tự nhiên và thậm chí dẫn đến teo cơ.
5. Tổn thương rễ thần kinh
Ngoài các triệu chứng rõ rệt liên quan đến khả năng vận động, đau thần kinh tọa còn có thể gây ra cảm giác như kiến bò do tổn thương rễ thần kinh. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải những biểu hiện sau:
- Rối loạn dinh dưỡng da, khiến da ở vùng bị ảnh hưởng trở nên thay đổi bất thường.
- Mất cảm giác ở chi dưới, kèm theo hiện tượng teo cơ chân nếu không được điều trị kịp thời.
- Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể mất khả năng kiểm soát việc đại tiện và tiểu tiện.
Cách điều trị đau thần kinh tọa tại nhà
Nghỉ ngơi: Hạn chế các hoạt động nặng, đặc biệt là những hoạt động làm tăng cơn đau.
Chườm nóng hoặc lạnh: Chườm nóng giúp giảm đau cơ, còn chườm lạnh giúp giảm sưng.
Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường cơ bắp lưng và giảm áp lực lên dây thần kinh.
Điều chỉnh tư thế: Duy trì tư thế đúng khi ngồi, đứng và nằm giúp giảm áp lực lên cột sống.
Khi nào cần đến bác sĩ ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu cơn đau thần kinh tọa:
- Càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
- Kèm theo các triệu chứng khác như sốt, sụt cân, yếu cơ nghiêm trọng.
- Ảnh hưởng đến khả năng đi lại hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Đau thần kinh tọa không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng giúp bạn khôi phục sức khỏe và tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn có dấu hiệu nghi ngờ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.
Liên hệ Hotline 0385 137 862 Phòng khám chuyên khoa Tâm An ngay hôm nay để được tư vấn và khám chữa bệnh kịp thời bạn nhé!