Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bé phát triển toàn diện nhất. Thế nhưng, đôi khi chị em lại gặp phải những trở ngại như tắc ống dẫn sữa hoặc bị áp xe vú sau sinh. Vậy, làm thế nào phân biệt tắc tia sữa và áp xe vú sau sinh để có cách khắc phục phù hợp? Mời bạn cùng Tâm An tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tắc tia sữa là gì?
Tắc tia sữa là tình trạng thường xảy ra vào những ngày đầu mới sinh do ống dẫn sữa không thông, sữa được sản xuất đều nhưng không thoát ra được. Từ đó, khiến bầu ngực mẹ căng cứng, sưng to, đau nhức. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây sốt cao và biến chứng nguy hiểm.
Một số triệu chứng thường gặp khi bị tắc tia sữa:
- Nhiều cục cứng ở ngực
- Ngực căng cứng và to hơn bình thường
- Đau nhức ở ngực
- Không tiết sữa hoặc ra ít
Nguyên nhân:
- Không cho con bú sớm và thường xuyên: Sữa tiết ra trong những ngày đầu tiên sau sinh là sữa non, rất nhiều chất dinh dưỡng và có độ sánh cao nên dễ gây ra hiện tượng tắc sữa.
- Không vắt sữa non thừa sau khi bú: Các bà mẹ đã cho con bú sữa non ở ngay những ngày đầu tiên nhưng vẫn bị tắc sữa là vì không vắt hết sữa thừa sau khi cho con bú hoặc vắt sữa không đúng cách dẫn đến vẫn còn 1 lượng sữa đọng lại gây ra tắc sữa.
- Cảm cúm, sốt: Mẹ ốm mệt dẫn đến không cho bé bú đều đặn làm sữa khó lưu thông và gây ra tắc sữa.
- Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đầu vú và hệ thống ống tuyến vú. Khi hệ thống ống dẫn sữa bị nhiễm khuẩn sẽ bị hẹp gây cản trở sữa thoát ra ngoài.
- Stress: Sản phụ bị căng thẳng tinh thần trong thời kỳ cho con bú hoặc có chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý… cũng làm tăng nguy cơ tắc tia sữa (qua giảm tiết oxytocin).
- Động tác bú: Bé bắt và ngậm vú không tốt, bú không đủ mạnh làm sữa dư nhiều trong vú gây tắc sữa.
Áp xe vú sau sinh là gì?
Cũng giống như tắc tia sữa, trường hợp áp xe vú cũng là tình trạng thường gặp ở những bà mẹ đang trong giai đoạn đang cho con bú. Tuy nhiên, đây là hiện tượng nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên, có biểu hiện sưng, đỏ, có hạch ấn thấy đau ở ngực và có thể xuất hiện mùi hôi.
Áp xe vú sau sinh thường có các triệu chứng dưới đây:
- Sốt cao, rét run.
- Cảm thấy nóng, sưng, đau ở vùng vú.
- Ấn vào hạch nách cảm thấy đau.
- Sữa có mủ vàng.
- Khi khám siêu âm vú có nhiều ổ chứa dịch.
- Xét nghiệm CRP (C – reactive protein) tăng.
Nguyên nhân gây áp xe vú:
- Thông thường, người bị tắc tia sữa dễ chuyển biến thành áp xe vú do sữa ứ đọng trong bầu ngực quá lâu.
- Không vệ sinh đầu vú sạch sẽ.
- Không cho trẻ bú hết sữa dẫn đến ứ đọng sữa.
- Nguy hiểm nhất, áp xe vú có thể còn là dấu hiệu ung thư vú.
Tắc tia sữa bao lâu thì sẽ bị áp xe vú?
Thông thường, sau khoảng 1 tháng tắc tia sữa sẽ chuyển biến thành áp xe vú. Vì vậy, khi mẹ nhận thấy mình đang mắc tắc tia sữa thì hãy nhanh chóng thông sữa càng sớm càng tốt. Vừa giúp mẹ đảm bảo sức khỏe có đủ lượng sữa cho bé vừa tránh khả năng phát triển thành ổ áp xe.
Cả 2 hiện tượng tắc tia sữa và áp xe vú sau sinh đều ảnh hưởng không quá nghiêm trọng đến sinh hoạt của mẹ và bé. Nhưng bạn cũng không nên chủ quan trong việc quan sát, cảm nhận bầu vú, nguồn sữa mỗi ngày để tránh mắc phải 2 căn bệnh này.
Để được tư vấn miễn phí và khám chữa, điều trị theo phương pháp y học cổ truyền, không phẫu thuật, liên hệ ngay Hotline 0385 137 862.