Thoát vị đĩa đệm là bệnh thường gặp không chỉ ở những người cao tuổi mà còn ở bộ phận người trẻ do những thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Biến chứng thoát vị đĩa đệm để lại hậu quả rất nghiêm trọng.
Tìm hiểu về biến chứng thoát vị đĩa đệm
Những đĩa đệm tròn cơ thể có vai trò như một gối đỡ đàn hồi giúp cột sống dẻo dai, thực hiện được các động tác cúi, ưỡn, xoay và nghiêng. Tuy nhiên, khi các đĩa đệm này bị tổn thương, lệch đĩa đệm, trượt đĩa đệm hoặc bị hư hại, vòng xơ sẽ bị mòn, rách, nhân nhầy thoát ra dẫn đến bệnh lý thoát vị đĩa đệm.
Các loại thoát vị đĩa đệm
Dựa vào vị trí đĩa đệm căn bệnh thoát vị đĩa đệm này có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau như cổ, ngực, cổ ngực, lưng ngực, thắt lưng. Ngoài ra đĩa đệm còn có thể xảy đến tình trạng bị chèn ép ở thần kinh và tủy sống, do đó có thể chia căn bệnh này làm 3 loại:
– Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm: Một trong những biểu hiện của bệnh là tê bì chân tay, thế nhưng thể trung tâm lại không gây ra tình trạng này. Tuy vậy, đây lại là tình trạng nguy hiểm nhất vì khi nhân nhầy chèn ép lên tủy sống càng nhiều, người bệnh sẽ mất hoàn toàn chức năng vận động và kiểm soát hệ bài tiết.
– Thoát vị đĩa đệm cạnh trung tâm: Nhân nhầy gây chèn ép lên cả tủy sống và rễ thần kinh.
– Thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh phải hoặc trái.
Dù là loại nào cũng đem lại những cơn đau dai dẳng, kéo dài và khiến người bệnh vô cùng khổ sở. Hơn hết, những biến chứng thoát vị đĩa đệm để lại hậu quả vô cùng nặng nề.
Yếu tố dẫn đến thoát vị đĩa đệm
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lý thoát vị đĩa đệm, nhất là tuổi càng cao, càng dễ mắc bệnh. Không những vậy, ở thế hệ trẻ cũng không ít người mắc phải do sinh hoạt không lành mạnh hoặc các nguyên nhân như trọng lượng cơ thể quá nặng khiến đĩa đệm cột sống chịu lực rất lớn sẽ khiến thắt lưng bị thoái hóa. Người lao động chân tay, thường xuyên khuân vác nặng, sai tư thế sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.
Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường gặp những cơn đau xuất hiện ở vùng cổ và vai gáy, chạy dọc xuống một hoặc cả hai cánh tay, ngón tay và bàn tay. Còn ở cột sống lưng, người bệnh sẽ đau dữ dội ở vùng thắt lưng, cơn đau sẽ lan dần xuống hông và đùi, lan xuống cẳng chân, bàn chân và các ngón chân.
Đi kèm đó, người bệnh sẽ gặp tình trạng tê bì tay chân, lúc đầu chỉ có cảm giác như châm chích, kiến bò nhưng lâu dần các triệu chứng trở nặng khiến người bệnh khó đi lại và cầm nắm.
Biến chứng của thoát vị đĩa đệm
Khi các rễ thần kinh nối liền với các cơ quan khác bị tổn thương do đĩa đệm chèn ép, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức, lâu ngày gây khó cử động cổ, tay, chân, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế.
Trường hợp khối thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh cánh tay, người bệnh không thể nhấc nổi cánh tay, khó gập duỗi, có thể tê bì hoặc mất cảm giác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động lao động và sinh hoạt hàng ngày. Khi đĩa đệm chèn ép tủy cổ có thể gây tê liệt và tàn phế. Hoặc khi các dây thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép sẽ dẫn đến đại, tiểu tiện không tự chủ, các chi teo dần, mất khả năng đi lại.
Khi mắc bệnh, việc chẩn đoán và chữa trị kịp thời là vô cùng quan trọng bởi vì người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau liên tục, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn để lại những biến chứng nặng nề, đặc biệt là khả năng vận động, đi lại.
Một trong những biến chứng thoát vị đĩa đệm bệnh nhân có thể gặp phải đó là các cơ trở nên yếu hơn, khi các rễ thần kinh nối liền với các cơ quan khác bị tổn thương do đĩa đệm chèn ép, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức, lâu ngày gây khó cử động cổ, tay, chân, vận động của bạn sẽ bị gián đoạn.
Cụ thể, sau khi đi lại hoặc vận động được một lúc, bạn cảm thấy rất đau nhức, mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi rồi mới tiếp tục công việc.
Ngoài ra, một số bệnh nhân còn rơi vào tình trạng rối loạn cảm giác, họ có thể không cảm nhân được cảm giác trên da hoặc bị rối loạn cơ tròn. Trường hợp thoát vị đĩa đệm tại cánh tay, dây thần kinh cánh tay bị chèn ép, người bệnh không thể nhấc nổi cánh tay, có thể tê bì hoặc mất cảm giác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động lao động và sinh hoạt hàng ngày.
Đặc biệt là ở thắt lưng, khi các dây thần kinh vùng thắt lưng bị tổn hại sẽ dẫn đến đại, tiểu tiện không tự chủ, các chi teo dần, mất khả năng đi lại. Biến chứng nghiêm trọng nhất đó là bệnh nhân không thể vận động được nữa, nói cách khác là tàn phế.
Điều trị và phòng ngừa biến chứng thoát vị đĩa đệm
Không nên coi thường những cơn đau bởi nó có thể là dấu hiệu cho căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Không ai có thể lường trước được những biến chứng thoát vị đĩa đệm nên nếu nhận thấy các biểu hiện của bệnh thì hãy liên lạc ngay với phòng khám chuyên khoa Tâm An.
Với phương châm đặt sức khỏe của bệnh nhân luôn là ưu tiên hàng đầu, đội ngũ y bác sĩ Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Tâm An không ngừng nâng cao chuyên môn nhằm mang đến cho bệnh nhân những liệu trình an toàn, hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa tái phát.
>>> Xem thêm: Bấm huyệt điều trị thoát vị đĩa đệm