Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình không còn quá xa lạ đối với nhiều người nhưng điều đáng nói là không phải ai trong số họ cũng hiểu rõ biến chứng của bệnh rối loạn tiền đình. Vậy đây là bệnh gì? Vậy có phác đồ điều trị rối loạn tiền đình không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Điều trị rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc - VietNamNet

Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là tình trạng cơ thể bị mất cân bằng về tư thế nên có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai. Bệnh gồm 2 loại:

Rối loạn tiền đình ngoại biên: Bị gây ra do tổn thương tai trong, dây thần kinh tiền đình hoặc có bệnh lý tắc mạch máu vùng sau cổ. Khi ấy người bệnh sẽ thấy chóng mặt khi thay đổi tư thế nhưng vẫn tỉnh táo khi di chuyển.
Rối loạn tiền đình trung ương: Do nhân tiền đình, đường dây liên hệ của nhân dây tiền đình tiểu não và thân não bị thương. Người bệnh sẽ cảm thấy sa sầm mặt mày, khó đi lại hoặc choáng váng khi tư thế thay đổi,…

Nguyên nhân mắc bệnh rối loạn tiền đình

Các nguyên nhận chính dẫn đến bênh rối loạn tiền đình:

  • Huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch, rối loạn nội tiết ở tuổi tiền mãn kinh,…là những nguyên nhân chính làm tắc nghẽn mạch máu, gây ra hội chứng rối loạn tiền đình.
  • Stress (lo lắng, căng thẳng, mất ngủ…) là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra rối loạn tiền đình. Khi Stress, cơ thể sẽ sản sinh một lượng lớn hoocmon Cortisol gây ra một loạt các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… gây tổn thương hệ thống thần kinh, dẫn đến rối loạn tiền đình.
  • Hậu quả của một số bệnh lý như: viêm tai giữa, thiên đầu thống, viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, u não,…
    Môi trường sống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ô nhiễm tiếng ồn, cơ thể bị nhiễm độc do dùng một số loại thuốc trị bệnh, hóa chất, do thói quen ăn uống không lành mạnh, sử dụng rượu bia, chất kích thích cũng gây nên rối loạn tiền đình

Xem ngay: Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình – An toàn tuyệt đối

Các triệu chứng rối loạn tiền đình

  • Chóng mặt: Những người mắc rối loạn tiền đình luôn có triệu chứng đầu tiên là chóng mặt. Lúc đầu, chỉ là cơn choáng nhẹ nhưng dần dần sẽ ở mức độ nặng hơn. Đồng thời khi nhìn các vật, á thể chuyển động, người bệnh có cảm giác mờ ảo, xoay tròn.
  • Mất thăng bằng: Người bệnh nhận thấy mình không thể đứng vững được, có cảm giác lâng lâng không xác định được trọng lượng của mình. Dấu hiệu này là do vùng tiền đình, mắt, tiểu não bị mất thông tin từ các hệ thần kinh khác.
  • Mất ý thức hoặc ngất xỉu: Đây là một dấu hiệu khi rối loạn tiền đình đã tấn công mạnh đến người bệnh. Người bệnh lúc này khó kiểm soát được ý thức của mình, thậm chí còn dễ bị ngất đi. Bên cạnh đó, những hiện tượng như hay đổ mồ hơi tay, buồn nôn, giảm khả năng thị lực cũng theo đó mà hoành hành. Sở dĩ có hiện tượng này là do lượng máu cung cấp đến não giảm, huyết áp thấp, rối loạn chức năng tim,…
  • Chóng mặt không xác định rõ: Người bệnh luôn trong tình trạng đầu óc lúc nào cũng quay cuồng, lâng lâng, cảm giác sợ ngã, ngồi xuống đứng lên bao giờ cũng choáng váng,…

Rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không? | Vinmec

Ngoài ra còn có các triệu chứng: tầm nhìn bị xáo trộn, hay nhạy cảm với ánh sáng, khó tập trung vào một điểm, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, tự ti, lo âu, hoảng loạn, trầm cảm,…

 

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

 

Những biến chứng rối loạn tiền đình ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Những triệu chứng của rối loạn tiền đình có thể diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng tần suất diễn ra sẽ tăng dần, nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những biến chứng nguy hiểm như:

  • Mắt nhòe, mờ, không thể xác định rõ hiện vật
  • Chân tay tê bì, cứng ngắt, không thể cử động, di chuyển
  • Cơ thể luôn trong trạng thái run rẩy, đổ mồ hôi
  • Gây mệt mỏi trong một thời gian dài không xác định
  • Bệnh nhân sẽ liên tục phải đón nhận những cơn đau đầu, đau theo từng nhịp mạch đập
  • Buồn nôn, nôn một cách liên tục, khiến cơ thể xanh xao vì không có chất
  • Sợ ánh sáng, tiếng động, khiến bản thân người bệnh sẽ thay đổi tâm lý, tự ti, không thích tiếp xúc hoặc đi ra ngoài đường, gây hoảng loạn, trầm cảm
  • Khó kiểm soát về những hành động của mình.

Rối loạn tiền đình không chỉ gây mất tập trung vào công việc và cuộc sống, bởi vì triệu chứng đặc trưng của rối loạn tiền đình là những cơn đau nặng đầu, choáng váng, mặt mày xây xẩm,… nên khiến cho người bệnh rất khó tập trung vào công việc, ảnh hưởng đến năng suất làm việc cũng như chất lượng của cuộc sống. Bên cạnh đó, người bệnh còn luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, dễ nổi cáu và khó kiềm chế cảm xúc với những người xung quanh.

Đồng thời, rối loạn tiền đình còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực như ù tai, suy giảm khả năng nghe, nếu kéo dài sau một thời gian sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thính lực, thậm chí có thể gây điếc đặc.

Người bị bệnh rối loạn tiền đình luôn gặp khó khăn trong việc đi đứng, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế. Điều này sẽ gây cản trở trong sinh hoạt hằng ngày và dễ dẫn đến té ngã. Nếu đang đi trên đường và điều khiển phương tiện giao thông hoặc máy móc có động cơ mạnh, các triệu chứng này xuất hiện gây ra các tai nạn, thì hậu quả của nó sẽ vô cùng nguy hiểm.

Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu lên não, tai biến mạch máu não và u não. Nghiêm trọng nhất là đột quỵ, khiến người bệnh phải nằm liệt giường và thậm chí là tử vong.

 

Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình theo Đông y không dùng thuốc

 

Nếu nhận thấy các biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình thích hợp, kịp thời.

 

Điều trị rối loạn tiền đình theo phác đồ

 

Hiện nay, với phương pháp điều trị bằng Tây y, những người có cùng chứng bệnh thường sẽ được sử dụng chung các loại thuốc, chỉ khác về liều lượng, thời gian sử dụng. Hơn nữa, các loại thuốc này còn chú trọng việc giải quyết triệu chứng, nhờ đó thu về hiệu quả nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, chính vì chú trọng nhiều tới triệu chứng mà quên đi căn nguyên gây bệnh. Nếu điều trị bệnh chú trọng vào triệu chứng, không theo từng thể trạng, cơ địa của mỗi người thì bệnh sẽ tái phát; triệu chứng sẽ có dấu hiệu nặng hơn lần trước. Trên thực tế, muốn điều trị bệnh dứt điểm thì cần phải tác động và đúng nguyên nhân, đồng thời khắc phục song song triệu chứng bệnh.

Hiểu được điều đó, các Y Bác sĩ tại Phòng khám chuyên khoa YHCT Tâm An đã nghiên cứu và cân nhắc phương pháp điều trị bệnh bằng YHCT một cách toàn diện, phù hợp với cơ địa, thể trạng bệnh nhân.

Tâm An thực hiện đúng như nguyên lý điều trị bệnh của YHCT là tác động vào căn nguyên, giải quyết song song các triệu chứng bệnh bên ngoài, phương pháp điều trị bệnh của phòng khám đang mang đến hiệu quả toàn diện, hiệu quả cao.

Từ đó, với mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ khám và điều trị dựa vào cơ địa, thể trạng bệnh, đặc biệt không dùng thuốc, không tác dụng phụ để thu về hiệu quả cao nhất.

Với đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, bác sĩ phụ trách chuyên môn là Thạc sỹ – Bác sỹ Y học cổ truyền, Bác sỹ chuyên khoa nội Trần Phương Thủy; Tâm An đã và đang điều trị hiệu quả cho rất nhiều bệnh nhân, tình trạng bệnh được thuyên giảm rõ rệt ngay sau liệu trình điều trị đầu tiên.