Thời tiết thay đổi luôn là điều ám ảnh đối với các bệnh nhân hen phế quản nhất là thời điểm giao mùa đông xuân như hiện nay. Thời tiết lạnh, nóng, thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc nồm ẩm, mưa nắng thất thường có thể khiến các cơn hen tái phát. Tại sao thời tiết lại ảnh hưởng đến tình trạng hen phế quản đến vậy? Liệu có cách nào đối phó với hen phế quản khi thời tiết thay đổi hay không?
Thời tiết lạnh lại làm tăng nguy cơ tái phát cơn hen phế quản
Không khí lạnh hoặc ẩm ướt có thể xâm nhập qua đường thở gây ra các triệu chứng của cơn hen cấp như ho, khò khè, khó thở, tức ngực ở những bệnh nhân hen vốn có đường thở luôn ở trong tình trạng viêm mạn tính. Ngoài ra không khí lạnh còn khiến các bào tử nấm mốc xuất hiện nhiều trong không khí, đây là yếu tố dị nguyên có thể gây ra tình trạng hen phế quản.
Đặc biệt là vào thời điểm ban đêm, nhiệt độ giảm xuống lạnh nhất rất nhiều người bị các cơn hen hành hạ, bóp chặt lồng ngực không thể thở được.
Ngoài ra không khí lạnh cũng khiến cho nguy cơ cảm cúm, cảm virus, cảm lạnh tăng cao đối với người có tiền sử hen phế quản.
Hiện tượng thời tiết bất thường khiến cơn hen phế quản tái phát
Những hiện tượng bất thường của thời tiết có thể dẫn đến tái phát cơn hen phế quản, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Thời tiết ẩm, gió lốc và những cơn giông khiến nhiều phấn hoa, nấm mốc bay cao trong không khí khiến nhiều phấn hoa, nấm mốc bay trong không khí. Hơn nữa độ ẩm cao khiến chúng được phân tán thành nhiều mảnh nhỏ và có thể phân tán khắp mọi nơi trong không khí. Khi hít thở vào đường hô hấp có thể dẫn đến cơn hen phế quản.
Đối phó với hen phế quản khi thời tiết thay đổi
Bạn hoàn toàn có thể đối phó với sự ảnh hưởng khi thay đổi thời tiết với bệnh hen phế quản nếu biết cách.
- Khi ra khỏi nhà trong thời tiết lạnh, hãy quấn một chiếc khăn trên mũi và miệng hoặc sử dụng khẩu trang trước khi ra ngoài. Điều này có thể tránh được việc hít không khí lạnh vào phổi dẫn đến tình trạng xuất hiện hen phế quản.
- Tránh tập thể dục vào các khoảng thời gian lạnh nhất trong ngày đông (4-5 giờ sáng) hoặc nóng nhất trong mùa hè (11 giờ sáng đến 3 giờ chiều)
- Đóng cửa sổ khi ở nhà để tránh ảnh hưởng của thời tiết bên ngoài
- Tăng cường sức đề kháng bằng các chế độ dinh dưỡng phù hợp như bổ sung vitamin C, beta caroten, vitamin E từ các loại rau xanh, cà rốt, cam, bưởi… để tăng cường chức năng hô hấp.
- Tránh các thực phẩm khiến bạn gây ra dị ứng.
Ngoài những lưu ý trên, người bệnh cần chủ động điều trị để loại bỏ hoàn toàn cơn co thắt phế quản. Đây chính là giải pháp tốt nhất để ngăn sự tái phát của các cơn hen phế quản trong điều kiện thời tiết thay đổi, bất lợi.
Bệnh hen phế quản khó có thể khỏi hoàn toàn; tuy nhiên, nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị thì hen có thể được kiểm soát. Chấm dứt ngay các tình trạng của bệnh hen phế quản với PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ tại TÂM AN. Quan sát trên các bệnh nhân được cấy chỉ cho thấy sau khi cấy chỉ bệnh nhân loại bỏ được hoàn toàn các cơn co thắt phế quản, các cơn ho cũng giảm dần và tiến tới cắt cơn hoàn toàn.
Từ đó, với mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ khám và điều trị dựa vào cơ địa, thể trạng bệnh, đặc biệt không dùng thuốc, không tác dụng phụ để thu về hiệu quả cao nhất.