Hen phế quản là bệnh rất phổ biến hiện nay. Ở Việt Nam hen phế quản chiếm 1% ở nông thôn, 2% ở thành thị và chiếm 18,7% bệnh phổi. Y học hiện đại và y học cổ truyền có nhiều phương pháp điều trị hen phế quản, nhưng vẫn chưa có phương pháp nào điều trị hiệu quả 100%. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thêm một số thông tin về phương pháp cấy chỉ chữa hen phế quản để bạn có thêm một sự lựa chọn.
1. Hen phế quản là bệnh gì?
Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn, là một bệnh lý đường hô hấp được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của người bệnh vốn rất nhạy cảm sẽ phản ứng một cách dữ dội, biểu hiện bởi các triệu chứng như khó thở, khò khè, nặng ngực và ho. Tùy vào mức độ kích thích các tiểu phế quản và tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân mà cơn hen phế quản biểu hiện ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Bệnh hen phế quản thường không thể chữa khỏi, nhưng triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát bởi sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
2. Nguyên nhân bệnh hen phế quản
Có rất nhiều tác nhân khởi phát cơn hen phế quản:
– Các tác nhân dị ứng: là nguyên nhân thường gặp nhất
- Dị nguyên đường hô hấp: thường là bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá, các con bọ sống trong chăn nệm,… Cũng có thể là những chất trong công nghiệp như: bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn,…
- Dị nguyên thực phẩm: các loại hải sản (tôm, cua, cá, sò,… ), trứng, thịt gà, lạc.
- Thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể là yếu tố khởi phát cơn hen, như aspirin, penicillin,…
- Tác nhân nhiễm khuẩn: Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amiđan,… là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
– Các tác nhân không dị ứng:
- Di truyền: Trong gia đình có người bị hen phế quản.
- Yếu tố tâm lý: tình trạng lo âu, căng thẳng, sang chấn tâm lý,…
- Rối loạn tình dục.
3. Triệu chứng bệnh Hen phế quản
Cơn hen phế quản thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây khởi phát, bệnh nhân khó thở nhiều khi thở ra, phải ngồi dậy để thở. Có thể nghe thấy tiếng thở rít hay khò khè. Ngoài ra, bệnh nhân có thể ho, khạc đờm kèm theo. Đôi khi thấy hình ảnh lồng ngực biến dạng.
4. Đối tượng nguy cơ bệnh hen phế quản
Những người có cơ địa dị ứng hay tiền sử gia đình có người mắc hen phế quản là đối tượng nguy cơ của bệnh.
Đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán hen phế quản, việc tiếp xúc với các tác nhân kích thích có thể dẫn đến việc khởi phát cơn hen cấp.
5. Phương pháp điều trị bệnh hen phế quản hiệu quả
Bệnh hen phế quản khó có thể khỏi hoàn toàn; tuy nhiên, nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị thì hen có thể được kiểm soát. Chấm dứt ngay các tình trạng của bệnh hen phế quản với PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ tại TÂM AN. Quan sát trên các bệnh nhân được cấy chỉ cho thấy sau khi cấy chỉ bệnh nhân loại bỏ được hoàn toàn các cơn co thắt phế quản, các cơn ho cũng giảm dần và tiến tới cắt cơn hoàn toàn.
Ưu điểm của phương pháp cấy chỉ chữa hen phế quản là kỹ thuật này ít tai biến và rất dễ áp dụng và có thể điều trị cho mọi lứa tuổi với chi phí điều trị thấp.
Tâm An thực hiện đúng như nguyên lý điều trị bệnh của YHCT là tác động vào căn nguyên, giải quyết song song các triệu chứng bệnh bên ngoài, phương pháp điều trị bệnh của phòng khám đang mang đến hiệu quả toàn diện, hiệu quả cao.
Từ đó, với mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ khám và điều trị dựa vào cơ địa, thể trạng bệnh, đặc biệt không dùng thuốc, không tác dụng phụ để thu về hiệu quả cao nhất.
Với phương châm đặt sức khỏe của bệnh nhân luôn là ưu tiên hàng đầu, đội ngũ y bác sĩ Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Tâm An không ngừng nâng cao chuyên môn nhằm mang đến cho bệnh nhân những liệu trình an toàn, hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa tái phát.
Phòng khám được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép hoạt động
Danh sách Y Bác Sĩ khám, chữa bệnh tại phòng khám
Với đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, bác sĩ phụ trách chuyên môn là Thạc sỹ – Bác sỹ Y học cổ truyền, Bác sỹ chuyên khoa nội Trần Phương Thủy; Tâm An đã và đang điều trị hiệu quả cho rất nhiều bệnh nhân, tình trạng bệnh được thuyên giảm rõ rệt ngay sau liệu trình điều trị đầu tiên.
Đôi nét về Thạc sỹ – Bác sỹ Y học cổ truyền, Bác sỹ chuyên khoa nội Trần Phương Thủy
Thạc sỹ – Bác sỹ Y học cổ truyền, Bác sỹ chuyên khoa nội Trần Phương Thủy có cái Tâm và cái Tầm không ai có thể phủ nhận. Cũng như nhiều người thầy thuốc – bác sĩ khác, bác sĩ Trần Phương Thủy đến với nghề y là bởi lòng say mê, yêu thích và cao cả hơn là có thể cứu người.
Bác sĩ Thủy đã theo học ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y Thái Bình – Cái nôi đã đào tạo, nuôi dưỡng hàng nghìn, hàng vạn thế hệ bác sĩ giỏi, ưu tú. Trải qua quá trình tu dưỡng, rèn luyện tại trường đại học, bác sĩ Thủy đã chính thức tốt nghiệp năm 2012 và có giấy phép hành nghề. Năm 2013, học bác sĩ chuyên khoa Nội. Năm 2017 tiếp tục học lên Thạc sĩ YHCT tại Đại học Y Hà Nội.
- Năm 2012 – 2015: Công tác tại bệnh viện YHCT Nam Định
- Năm 2015 – nay: Công tác tại bệnh viện YHCT Hà Đông
Họ gọi Trần Phương Thủy với danh xưng thầy thuốc, lương y, bác sĩ – chữa bệnh cứu người bằng cái TÂM của người thầy thuốc.
Để phát huy kết quả điều trị, bệnh nhân cần phải kết hợp điều trị với phòng tránh các yếu tố bất lợi của môi trường như bụi khói, khói thuốc lá, tránh các hoạt động thể lực không cần thiết, luôn giữ môi trường trong lành…