Hen phế quản cấp tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không kịp thời phát hiện, xử lý. Do đó, ngay từ bây giờ bạn hãy đọc ngay 5 dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Hen phế quản cấp là gì?
Bệnh hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở, làm tăng tình trạng co thắt, phù nề, tăng tiết đờm,… gây ra tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở. Bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như thở khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, chủ yếu xảy ra vào thời điểm ban đêm và sáng sớm.
5 Dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp tính
Cơn hen phế quản có thể khởi phát một cách đột ngột, liên tục hoặc cũng có thể diễn biến từ từ và sau sẽ nặng dần. Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân hen phế quản cấp tính phải kể đến như:
— Khó thở: Người bệnh thường bị ngộp, không thở được, không đủ hơi để thở. Khi khó thở nhiều, người bệnh còn có triệu chứng hốt hoảng, nói câu ngắn hoặc từng từ, toát vã mồ hôi,…
— Khò khè: Là tiếng rít đi kèm với nhịp thở, thường nghe thấy khi bệnh nhân hen suyễn thở ra. Đây là biểu hiện thường gặp nhất của cơn hen suyễn cấp tính.
— Ho: Thường đi kèm với triệu chứng khó thở, chủ yếu xảy ra vào thời điểm nửa đêm về sáng hoặc khi người bệnh làm việc gắng sức. Cũng có trường hợp người bệnh hen phế quản chỉ có triệu chứng ho nên việc chẩn đoán bệnh vì thế mà gặp nhiều khó khăn.
— Nặng, tức ngực: Người bệnh có cảm giác như có vật nặng đè lên ngực. Đây cũng là một biểu hiện khác của tình trạng khó thở.
— Viêm tiểu phế quản cấp: Có thể kèm theo sốt, ho khạc đờm.
>>> Xem thêm: Điều trị hen phế quản dứt điểm không cần sử dụng thuốc
Nên làm gì để kiểm soát cơn hen phế quản cấp tính?
Chúng ta có thể phòng ngừa và kiểm soát cơn hen suyễn cấp tính theo hướng dẫn sau:
♦ Tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây khởi phát cơn hen cấp như: Khói thuốc lá, hóa chất có mùi nồng gắt, làm việc gắng sức, nhiễm khí lạnh,…
♦ Bạn cần có chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học để cải thiện sức khỏe nói chung, chức năng hệ hô hấp nói riêng.
♦ Sử dụng thuốc sớm và đúng cách: Người có cơn hen suyễn nên dùng thuốc sớm ngay khi có triệu chứng đầu tiên, nếu để càng muộn thì khả năng cắt cơn hen càng khó. Bạn có thể sử dụng 2 lần xịt họng thuốc giãn phế quản. Nếu chưa giảm khó thở thì xịt lặp lại 2 lần cách nhau khoảng 5 – 10 phút.
Các thuốc có thể sử dụng trong trường hợp này là thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn như Salbutamol hoặc Formoterol.
♦ Nếu cơn khó thở không có dấu hiệu thuyên giảm sau khoảng 3 lần xịt thuốc hoặc cơn suyễn chỉ giảm tạm thời trong vài tiếng rồi trở lại, thì bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa hoặc đến phòng cấp cứu ngay để được điều trị sớm.
————–
Hen phế quản cấp tính có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân như xẹp phổi, suy hô hấp nếu không kịp thời xử lý. Vì vậy, người bệnh cần sớm thăm khám, điều trị bệnh ở những phòng khám, bệnh viện uy tín.
Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Tâm An là địa chỉ khám, điều trị hen phế quản uy tín. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, tận tình trong công việc, bạn và người thân sẽ được kiểm tra, chẩn đoán bệnh chính xác và đề xuất phương án điều trị, kiểm soát hen suyễn hiệu quả.
Để được tư vấn miễn phí và khám chữa hen phế quản theo phương pháp y học cổ truyền, không phẫu thuật, không lạm dụng thuốc kháng sinh. Liên hệ ngay Hotline 0385 137 862.