Giao mùa là lúc thời tiết nắng mưa bất thường, nhiệt độ thay đổi, khiến bạn rất dễ mắc bệnh nếu hệ miễn dịch yếu. Đặc biệt vào giao mùa thu, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô là điều kiện thuận lợi cho muỗi virus lan truyền gây nên bệnh sốt xuất huyết.
Triệu chứng sốt xuất huyết thường gặp
Khi bị nhiễm phải loại virus gây bệnh sốt xuất huyết, bạn sẽ gặp phải những triệu chứng thể hiện ra bên ngoài. Trong trường hợp này, bệnh sốt xuất huyết ở người lớn sẽ có triệu chứng rõ rệt hơn ở trẻ em, thường xuất hiện các biểu hiện điển hình và không có biến chứng. Bắt đầu bằng triệu chứng sốt (trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi) và kèm theo các biểu hiện như:
- Đau phía sau mắt
- Đau nhức đầu nghiêm trọng
- Đau khớp và cơ
- Sốt cao, có thể lên đến 40,5 độ C
- Phát ban
- Buồn nôn và ói mửa
Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết
Thực tế, có nhiều người chưa hiểu hết về bệnh sốt xuất huyết ở người lớn và cách điều trị như thế nào để ngăn ngừa biến chứng. Theo bác sĩ thì sốt xuất huyết là căn bệnh có nguy cơ gây biến chứng cao và khả năng ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh là rất cao.
Do vậy, việc xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh là rất cần thiết để có thể đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp và kịp thời.
- Giai đoạn điều trị tại nhà: Khi phát hiện biểu hiện sốt từ 2 – 7 ngày, người bệnh có thể điều trị ở nhà và biện pháp điều trị là bù nước, uống thuốc, bổ sung chất dinh dưỡng.
- Giai đoạn nhập viện thời gian ngắn (12-24 giờ): Cần phải đưa người bệnh nhập viện ngay khi biện pháp bù nước bằng đường uống không mang lại kết quả và người bệnh xuất hiện các điểm xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc.
- Giai đoạn nhập viện thời gian dài (>24 giờ): Bệnh nhân sốt xuất huyết cần phải nhập viện điều trị ngay khi có biểu hiện chân tay lạnh, sốt li bì, mạch yếu, khó thở…
Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm với nguy cơ biến chứng rất cao. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình thì mỗi người hãy chủ động tìm hiểu về căn bệnh này và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Vậy làm thế nào để phòng chống sốt xuất huyết?
♦ Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.
♦ Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh…
♦ Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.
♦ Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi… để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.
♦ Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Nếu cảm thấy có các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết như: Sốt cao, đau đầu, mệt mỏi,.. hãy liên hệ với phòng khám gần nhất để được thăm khám, hỗ trợ, tư vấn kịp thời nhé!
Để được tư vấn miễn phí và khám chữa, điều trị theo phương pháp y học cổ truyền, không phẫu thuật, liên hệ ngay Hotline 0385 137 862.