Đau nhức đầu gối là hiện tượng thường gặp của nhiều chị em sau khi sinh nở. Nguyên nhân chính là do quá trình mang thai, hormone progesterone tăng cao cộng thêm sự phát triển của thai nhi làm cân nặng của mẹ tăng lên khá nhiều. Lúc này, các khớp gối sẽ phải chịu gánh nặng của trọng lượng cơ thể. Chính vì vậy, sau khi sinh, sức khỏe phụ nữ chưa kịp hồi phục nên có biểu hiện đau nhức.
Các nguyên nhân phụ nữ sau sinh bị đau nhức đầu gối
- Thay đổi cơ học: Trong suốt thời kỳ mang thai, cơ thể của phụ nữ phải thích nghi để hỗ trợ thai kỳ và đứa trẻ phát triển. Điều này có thể gây ra thay đổi về cơ học cơ thể, bao gồm thay đổi về trọng lượng và tăng áp lực lên đầu gối. Sau khi sinh, cơ thể chưa hồi phục nên xuất hiện tình trạng đau nhức.
- Vận động bị hạn chế: Sau khi sinh, nhiều phụ nữ có thể trải qua thời gian hạn chế vận động hoặc nghỉ ngơi nhiều để phục hồi. Điều này có thể dẫn đến cơ bắp đầu gối và gây ra đau nhức.
- Thiếu hụt dưỡng chất: Phụ nữ sau khi sinh thường thiếu hụt vitamin D, canxi. Đây là hai nhân tố quan trọng để nuôi dưỡng xương khớp. Vì vậy, việc bù đắp canxi nhất thời chưa thể giảm ngay triệu chứng đau mỏi khớp gối sau sinh.
Cách giảm bớt triệu chứng đau nhức đầu gối sau sinh
Dưới đây là một số mẹo nhỏ cho chị em sớm cải thiện tình trạng đau nhức đầu gối sau sinh:
Tập luyện thể dục
Tập thể dục là biện pháp hiệu quả bảo vệ sức khỏe, tăng cường cơ bắp, giảm lỏng lẻo của dây chằng. Mẹ có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, phức tạp theo thời gian. Tùy vào sức khỏe và tình trạng đau nhức của mình để thực hiện bài tập phù hợp.
Tập thể dục còn mang đến lợi ích giúp máu lưu thông tốt, từ đó cải thiện tình trạng nhức đầu gối sau sinh.
Thay đổi chế độ ăn uống
Với phụ nữ sau sinh, chế độ ăn uống không chỉ giúp phục hồi sức khỏe, có thêm nhiều dưỡng chất cho sữa mà còn cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp.
Cụ thể, khẩu phần ăn hàng ngày cần phải cắt giảm lượng gluten như: Bánh mì, ngũ cốc, bánh quy, bánh ngọt, dầu giấm… Hạn chế thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ. Đồng thời, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin D3, canxi, kẽm có trong thực phẩm như: Hải sản, rau củ quả, các chế phẩm từ sữa, giá đỗ, sụn, xương ống…
Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Tắm nước nóng, sử dụng miếng đệm sưởi ấm hoặc chườm đá lạnh lên vùng khớp gối bị đau nhức cũng cải thiện triệu chứng.
Lưu ý, mẹ không nên đặt trực tiếp túi sưởi hoặc đá lạnh lên trên da. Có thể dùng khăn mỏng để tránh làm bỏng da.
Xoa bóp tinh dầu hoặc châm cứu
Sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên để xoa bóp, massage vùng đầu gối bị đau nhức. Ngoài ra, các sản phụ cũng có thể sử dụng phương pháp châm cứu giúp máu lưu thông, cải thiện triệu chứng đau nhức.
Xem ngay: Điều trị thoái hóa khớp, đau khớp gối bằng phương pháp y học cổ truyền
Phụ nữ sau sinh cần lưu ý gì những gì?
Để sớm loại bỏ cảm giác đau nhức khó chịu ở đầu gối, phụ nữ sau sinh cần phải lưu ý những điều sau:
- Khi bị đau mỏi đầu gối, tuyệt đối không nên đi giày cao gót. Trường hợp phải sử dụng thì nên lựa chọn loại giày mềm hoặc có thêm đệm lót êm ái.
- Không nên mặc quần áo quá chật, việc đứng lên ngồi xuống có thể khiến tình trạng mỏi khớp gối sau sinh thêm nặng.
- Mẹ nên lưu ý, lựa chọn tư thế chuẩn khi tắm cho con hoặc cho con bú. Tránh ngồi quỳ gối quá lâu khiếp khớp gối chịu nhiều áp lực.
- Hạn chế lao động nặng hoặc leo cầu thang liên tục trong thời gian đau nhức.
- Không nên sử dụng miếng dán giảm đau tạm thời, vì có thể khiến máu lưu thông kém, bệnh thêm trầm trọng.
- Tuyệt đối không dùng thuốc giảm đau bừa bãi. Đặc biệt là các mẹ trong thời gian cho con bú.
Để được tư vấn miễn phí và khám chữa, liên hệ ngay Hotline 0385 137 862