Mụn chắp lẹo rất khó phát hiện trong những ngày đầu phát bệnh, đặc biệt là khi nó mọc phía trong mí mắt. Nhưng khi mụn hơi to lên, bạn sẽ thấy cộm, khó chịu và thậm chí là đau rát ở vị trí mí mắt.
Chắp mắt thường xảy ra khi sự cân bằng hoạt động của các cơ mắt không đồng nhất. Một hoặc nhiều cơ mắt không hoạt động chính xác hoặc không phối hợp tốt, gây ra sự không đồng nhất.
Chắp/lẹo mắt là gì?
Chắp mắt (hay còn được gọi là lẹo mắt) là chứng viêm bờ mi mắt cấp tính do nhiễm trùng do tụ cầu gây nên, thường xuất hiện ở mi mắt. Lẹo nằm ở sát bờ mi và dính chặt vào da, thường có cảm giác cộm như có sạn bên trong mắt, khiến cho mi mắt có hiện tượng như ngứa, đau nhức, sưng đỏ,…. Nhiều trường hợp lẹo mắt xuất hiện ở mi trên, một số trường hợp gặp ở mi dưới.
Thông thường, lẹo mắt thường xuất hiện mủ, nhìn giống mụn nhọt, chúng sẽ xẹp sau khi mủ vỡ ra nhưng thường dễ tái phát ở những vị trí khác trên mi mắt. Chắp/lẹo mắt sẽ không ảnh hưởng đến thị lực nhưng sẽ gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt. Có 3 loại lẹo mắt thường gặp:
- Lẹo ngoài mí mắt: Lẹo mọc bên ngoài bờ mi, đa phần do nhiễm trùng từ tuyến Zeiss
- Lẹo trong mi mắt: Lẹo mọc bên trong bờ mi, nguyên nhân do nhiễm trùng từ tuyến Meibomius
- Đa lẹo: Là có nhiều đầu lẹo trên một mi hoặc cả hai mi, hoặc cả hai mắt.
Triệu chứng thường gặp khi bị chắp/lẹo mắt
Một số triệu chứng cơ bản khi bị chắp lẹo có thể kể đến như:
– Vùng da bị sưng đỏ, cảm giác đau nhức và sưng ở mí mắt.
– Vùng mí mắt hoặc rìa của mí mắt có một vết sưng nhỏ như mụn.
– Thường cảm thấy đau rát và/ chảy nước mắt thường xuyên
– Nhạy cảm với ánh sáng trực tiếp của mặt trời.
– Cảm thấy khó chịu, cộm cộm khi nháy mắt.
– Có một đốm màu vàng nhỏ (mủ) ở giữa mụn chắp lẹo và có khả năng ngày càng lớn hơn nếu không chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân gây lẹo/chắp mắt
Lẹo mắt được hình thành từ sự nhiễm trùng ở vùng chân lông mi nên sẽ gây ra cảm giác đau, khó chịu. Lẹo còn có thể được gây ra bởi sự viêm nhiễm lan rộng từ tình trạng viêm bờ mi sẵn có, hay trong các ống tuyến nhờn bị nhiễm trùng.
Chắp mắt được hình thành từ sự tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt nên không gây đau. Chắp là biến chứng của lẹo nếu không điều trị dứt điểm khỏi hẳn, do sự chèn ép các tuyến.
Lẹo mắt có lây không?
Lẹo mắt có thể lây từ người này sang người khác nếu sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Do đó, khi bị chắp/lẹo mắt, bạn cần lưu ý:
- Rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào vùng mắt để tra thuốc.
- Không dùng kính áp tròng, không trang điểm khi bị lẹo và chắp
- Tuyệt đối không tự ý nặn mủ hay tra thuốc kháng sinh khi chưa có lời khuyên từ bác sĩ. Bởi vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn và lan ra phần khác trên mí mắt.
- Bệnh nhân thường xuyên bị chắp và lẹo tái phát nhiều lần nên đi làm sinh thiết để tìm nguyên nhân. Bác sĩ nhãn khoa sẽ dựa trên kết quả sinh tiết để xác định liệu nguyên nhân thực sự có phải do tình trạng hay bệnh nào khác nghiêm trọng ở mắt.
Khi có dấu hiệu bị chắp lẹo, người bệnh cần ngay lập tức đến các bệnh viện chuyên khoa để được điều trị đúng cách. Mỗi bệnh nhân sẽ có thể trạng khác nhau và được điều trị theo phác đồ khác nhau. Có người tự khỏi, có người phải nhờ sự can thiệp của y học.
Người bệnh nên lưu ý tuyệt đối không chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo chỉ định vì dễ làm cho tổn thương lan rộng hoặc tái phát, hoặc để lại sẹo xấu gây quặm mi.
>>> Xem thêm: Phương pháp điều trị chắp, lẹo mắt an toàn, không đau
Để được tư vấn miễn phí và khám chữa liên hệ: Hotline 0385 137 862