Theo thống kê, có tới khoảng 80% trường hợp gặp phải triệu chứng gai đốt sống lưng không rõ nguyên nhân. Tỷ lệ nữ giới có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn so với nam giới.
Không chỉ vậy, gai đốt sống lưng còn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, do đó nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra tổn thương cho hệ thống xương khớp, cột sống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây nếu như bạn đang gặp phải 1 trong 5 dấu hiệu dưới đây.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh gai cột sống
- Gai cột sống thường gặp ở nam giới và nguy cơ tăng dần theo độ tuổi do sự lão hóa của cột sống và sự lắng đọng calci. Có thể nói, người lớn tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Người thường xuyên hoạt động mạnh, công việc bốc vác nặng hoặc có thói quen đi đứng, vận động nhiều, ngồi học, nằm ngủ sai tư thế dễ gây ra tổn thương cho cột sống.
- Người có tiền sử tai nạn, chấn thương, có tổn thương ở sụn khớp.
- Người bị viêm cột sống mạn tính.
- Người thừa cân, vận động mạnh, hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích… cũng làm tăng nguy cơ bị gai cột sống.
5 Dấu hiệu nhận biết gai đốt sống lưng bạn cần biết
Cột sống đau nhức
Đau cột sống lưng là căn bệnh phổ biến ở người có tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa dần. Đây là căn bệnh mãn tính xảy ra khi đĩa đệm và khớp bị thoái hoá, gai xương phát triển lên trên đốt của cột sống. Điều này dẫn đến các cơn đau và hạn chế vận động do các dây thần kinh và các chức năng khác bị ảnh hưởng.
Mất cảm giác tạm thời
Gai xương phát triển nhanh và dài hơn sẽ xâm lấn và chèn ép các rễ cây thần kinh xung quanh gây đau mỏi, tê nhức và mất đi cảm giác tạm thời.
Chân tay tê bì, nhức mỏi
Tê tay là một trong những hiện tượng thường gặp nhất, triệu chứng này xảy ra do rễ thần kinh bị tác động, chèn ép lên hoặc bị chèn ép ở vị trí ngoại vi của dây thần kinh. Điển hình như tại khuỷu tay hoặc cổ tay là 2 vị trí hay gặp phải. Hiện tượng này có thể xảy ra sau khi lao động, làm việc quá sức hoặc ngồi yên một chỗ quá lâu.
Chứng tê chân thường gặp các biểu hiện nhẹ như tê như kim châm ở giai đoạn đầu, chân và từ mông xuống chân, ngón chân, hai lòng bàn chân hoặc có thể tê một chân.
Tê các ngón tay: Dây thần kinh cảm giác của ngón tay được chia thành các rễ thần kinh từ tủy sống cổ và khi các dây thần kinh ở những bộ phận này bị tổn thương, bị viêm, khối u, bị chèn ép ở các vị trí khác nhau…
Tê bì gót chân: Gót chân cùng với cả bàn chân giữ vai trò chống đỡ cho cơ thể, nếu không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách sẽ rất dễ bị tổn thương. Đây là tình trạng đau nhức, tê bì tại gót chân, nguyên nhân thường gặp là do áp lực di chuyển, mang vác nặng…
Mất thăng bằng
Mất cảm giác hoặc bất thường ở phần cột sống liên quan. Đây là triệu chứng gai cột sống cổ gặp phải khi người bệnh ở giai đoạn nặng, đi kèm là choáng váng đầu óc, dẫn đến mất thăng bằng, bước đi loạng choạng, dễ ngã….
Mất kiểm soát tiểu, đại tiện
Mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện (thường trong trường hợp nguy kịch)
Lưu ý: Nếu điều trị bệnh chú trọng vào triệu chứng, không theo từng thể trạng, cơ địa của mỗi người thì bệnh sẽ tái phát; triệu chứng sẽ có dấu hiệu nặng hơn lần trước. Trên thực tế, muốn điều trị bệnh dứt điểm các bệnh liên quan tới xương khớp thì cần phải tác động và đúng nguyên nhân, đồng thời khắc phục song song triệu chứng bệnh.
Hiểu được điều đó, các Y Bác sĩ tại Phòng khám chuyên khoa YHCT Tâm An đã nghiên cứu và cân nhắc phương pháp điều trị bệnh bằng YHCT một cách toàn diện, phù hợp với cơ địa, thể trạng bệnh nhân.
>>> Xem thêm: Điều trị thoát vị đĩa đệm theo phác đồ chuẩn y khoa