Đau dây thần kinh tọa gây ra nhiều khó chịu và bất tiện đối với bệnh nhân trong sinh hoạt và làm việc. Cùng tìm hiểu cách bấm huyệt điều trị đau thần kinh tọa tại Hà Nội nhé!
Tìm hiểu về đau thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa còn gọi là dây thần kinh hông to là dây thần kinh dài nhất cơ thể đi từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Có 2 dây thần kinh tọa trái phải để điều khiển từng bên tương ứng. Thần kinh tọa có ba chức năng chính là: chi phối, cảm giác vận động dinh dưỡng, góp phần nuôi dưỡng các phần mà nó đi qua.
Đau thần kinh tọa (sciatica pain) còn gọi là đau thần kinh hông to, biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau.Đau thắt lưng thần kinh tọa
Triệu chứng đau thần kinh tọa
– Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Một số ít trường hợp không đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân.
– Cơn đau lan tỏa từ cột sống dưới (thắt lưng) đến mông và xuống phía sau chân là dấu hiệu của bệnh đau thần kinh tọa. Bạn có thể cảm thấy sự khó chịu ở hầu hết mọi nơi dọc theo con đường thần kinh, nhưng nó đặc biệt có khả năng đi theo một con đường từ lưng thấp đến mông và mặt sau đùi và bắp chân của bạn.
– Cơn đau có thể rất khác nhau, từ đau nhẹ đến đau nhói, đau hoặc đau dữ dội. Đôi khi nó có thể cảm thấy như một cú giật hoặc điện giật. Nó có thể tồi tệ hơn khi bạn ho hoặc hắt hơi, và ngồi lâu có thể làm nặng thêm các triệu chứng.
– Một số người cũng bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân hoặc bàn chân bị ảnh hưởng. Bạn có thể bị đau ở một phần của chân và tê ở một phần khác. Lâu ngày chân sẽ bị teo nhỏ.
Nguyên nhân gây bệnh thần kinh tọa?
– Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được cho là nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa. Sở dĩ như vậy bởi vì đĩa đệm cột sống lúc này mất tính đàn hồi, trở nên khô ráp và có thể rách hoặc nứt gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm, khiến các dây thần kinh vùng cột sống thắt lưng bị chèn ép, tổn thương. Từ đó, hình thành nên các cơn đau thần kinh tọa.
– Các dị dạng bẩm sinh như gai đôi cột sống hay thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp, viêm xương khớp, hẹp ống cột sống, ung thư cột sống, các chấn thương hay bị nhiễm trùng xương khớp cũng khiến các dây thấn kinh tọa bị tổn thương gây ra các cơn đau dai dẳng.
– Yếu tố nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng đến các cơn đau thần kinh tọa. Đối với những công việc thường đứng hoặc ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài hay lao động nặng quá mức, sai tư thế… khiến cột sống và các dây thần kinh phải chịu áp lực, lâu ngày thúc đẩy bệnh phát triển.
Bấm huyệt điều trị đau thần kinh tọa
Bấm huyệt có tác dụng chữa đau thần kinh tọa không?
Bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa là phương pháp chữa bệnh thuộc lý luận y học cổ truyền. Phương pháp này sử dụng lực của bàn tay, cùi trỏ, ngón cái, khuỷu tay,… tác động lên huyệt vị, cơ, gân, khớp của người bệnh.
Đây là một loại kích thích vật lý cơ học tác động vào huyệt vị, cơ quan thụ cảm ở cơ và da để tạo ra các thay đổi về nội tiết, thần kinh thể dịch, tăng dinh dưỡng và tuần hoàn tại chỗ. Việc tác động trực tiếp vào các huyệt sẽ giúp lưu thông khí huyết kinh mạch để giảm đau, tạo cảm giác thư giãn và tăng cường dinh dưỡng cho vùng bị đau mỏi.
Áp dụng bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa mang lại các công dụng sau:
– Tăng lưu thông dưỡng chất và máu nhờ đó mà chức năng sụn, khớp được bảo vệ và tăng cường.
– Phòng ngừa thoái hóa và cải thiện khả năng linh hoạt cho khớp.
– Hạn chế co cứng khớp, cải thiện chức năng vận động.
– Giảm đau và nhức mỏi lưng.
Kết hợp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa, dùng thuốc và vật lý trị liệu sẽ giúp cho người mắc bệnh lý này giảm rõ rệt triệu chứng đau nhức và tê bì, hạn chế lệ thuộc thuốc.
Trường hợp không thể áp dụng chữa đau thần kinh tọa bằng bấm huyệt
+ Vùng bấm huyệt bị viêm nhiễm cấp.
+ Mắc bệnh lý nội ngoại khoa cần cấp cứu.
+ Vùng bấm huyệt có vết thương hở hoặc bị chấn thương.
+ Hai chân bị liệt vì bệnh lý có chỉ định điều trị ngoại khoa: đột quỵ, u tủy, u não,…
+ Mắc bệnh thần kinh giai đoạn cấp nhưng đang tiến triển.
+ Bị bệnh da liễu.
+ Bị viêm nhiễm đặc hiệu.
Liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Tâm An ngay hôm nay để được tư vấn và khám chữa bệnh kịp thời bạn nhé!
>>> Xem thêm: Điều trị viêm quanh khớp vai bằng đông y