Đau nhức mỏi vùng cổ gáy là tình trạng bệnh xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi lứa tuổi, vậy cách trị đau cổ gáy như thế nào, cùng tìm hiểu nhé!
Cách trị đau cổ gáy có khó không?
Đau nhức khó chịu vùng cổ, vai gáy trước đây thường gặp ở những người cao tuổi do khi tuổi cao thì mạch máu tắc nghẽn, các hệ thống cơ xương khớp đã dần bị thoái hóa…
Nhưng hiện nay, tình trạng bệnh xuất hiện dày đặc và lan rộng ra ở thế hệ trẻ tuổi bởi thói quen sinh hoạt và tính chất công việc. Những người thường xuyên ít vận động và ngồi trong một thời gian dài như nhân viên văn phòng, công nhân, lái xe, …
Không chỉ vậy, thói quen nghỉ ngơi, nằm ngủ sai tư thế, tập thể dục quá sức cũng chiếm một phần lớn những trường hợp mắc bệnh. Việc những cơn đau nhức ở cổ, vai gáy khiến cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài việc stress kéo dài thì còn ảnh hưởng tới sức lao động, làm giảm sút chất lượng công việc và cuộc sống.
Biến chứng của căn bệnh này cũng vô cùng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác về xương khớp như:
– Chấn thương vùng cổ
– Thoát vị đĩa đệm
– Dính khớp
– Gai cột sống
– Thoái hóa cột sống
– Liệt nửa người
Cách trị đau cổ gáy cũng không quá khó khăn nếu được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Hiện nay, việc chữa trị đau cổ vai gáy bằng phương pháp vật lý trị liệu dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng, cùng tìm hiểu nhé!
Cách trị đau cổ gáy bằng vật lý trị liệu
Chữa đau vai gáy bằng vật lý trị liệu là phương pháp kết hợp với châm cứu, tức là sau khi châm cứu xong thì sử dụng các tác nhân vật lý dùng tay xoa bóp hoặc sử dụng tia X, tia hồng ngoại, điện, nước, nhiệt độ, các đồng vị phóng xạ, sóng siêu âm,… để điều trị
Cách trị đau cổ gáy bằng vật lý trị liệu là biện pháp vô cùng cần thiết, không được coi thường bởi nó giúp hệ thống cơ xương khớp tại vị trí đau nhức mau chóng hồi phục.
Hơn hết, điều trị bằng vật lý trị liệu vô cùng an toàn với sức khỏe người bện nên được đánh giá rất cao, là biện pháp phù hợp với mọi đối tượng. Điều trị đúng cách sẽ nhanh chóng lấy lại được sự cân bằng của hệ xương khớp, giúp giảm đau đớn cho người bệnh, hồi phục các chức năng vận động.
Các bước thực hiện:
Bệnh nhân được ngồi thẳng trên ghế, thao tác của bác sĩ diễn ra sau lưng:
– Chà xát, xoa và day nhẹ vào vùng lưng phía dưới cổ và vùng cổ và lưng phía dưới cổ, sau đó tới hai bên vai của người bệnh cho đến khi vùng da này nóng lên.
– Để giảm đau vùng cổ, các sĩ dùng ngón cái bấm và day nhẹ vào giữa các đốt xương sống cổ từ trên xuống, quá trình này diễn ra trong khoảng 5 phút.
– Những khối cơ từ vùng cổ tới mỏm vai sẽ được xoa bóp nhẹ nhàng trong thời gian khoảng 3-5 phút, vừa thực hiện vừa vận động nhẹ cổ bệnh nhân để làm giãn, mềm cơ.
– Bấm các huyệt Giáp tích khoảng 3-5 phút ở vùng gáy từ trên xuống.
– Xác định vị trí bệnh nhân đau nhất sau đó dùng ngón tay cái day nhẹ các điểm này trong khoảng 3 phút để giảm đau, đồng thời người bệnh quay cổ sang phải, sang trái nhẹ nhàng 3 lần.
– Người bệnh dùng tay trái xoa vuốt tay phải từ vai xuống khuỷu tay cho đến khi nóng lên thì đổi bên, sau đó chụm khít các ngón tay lại rồi vỗ vào cánh tay bên kia.
Cách trị đau cổ gáy bằng các bài tập
Ngoài ra, để phòng ngừa và hỗ trợ cách trị đau cổ gáy thì nên lưu ý những điều sau:
– Phải luôn kết hợp nghỉ ngơi và làm việc để tránh căng thẳng.
– Hạn chế vận động mạnh, vận động với cường độ cao liên tục trong ngày.
– Đối với những người làm công việc bắt buộc ngồi hoặc đứng trong thời gian dài thì cứ mỗi 30 phút hoặc 1 tiếng, nên thực hiện các động tác vận động cổ, vai một cách nhẹ nhàng
– Thường xuyên xoa bóp hoặc chườm ấm giúp hỗ trợ tăng cường máu lưu thông đến cơ bắp đồng thời giãn cơ chỗ đau.
– Thường xuyên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết như canxi, kali, các vitamin A, B, C, E… và tập thể dục, thể thao với các bài tập phù hợp như:
+ Căng cơ vùng cổ bằng cách nghiêng đầu trái phải một cách nhẹ nhàng, Giữ nguyên tư thế nghiêng đầu khoảng 10-20 giây rồi đổi bên, cứ làm như vậy khoảng 3 lần mỗi bên.
+ Bạn tiến hành thực hiện động tác cúi đầu xuống phía trước cho đến khi thấy vùng gáy căng cơ thì dừng lại, lưu ý không để căng quá mức bởi như vậy sẽ khiến cơ bị tổn thương. Thực hiện 5 lần, mỗi lần giữ nguyên tư thế từ 8 – 10 giây.
+ Bạn ngẩng cao đầu rồi cúi đầu xuống nhẹ nhàng cho đến khi cằm chạm vào ngực, sau đó xoay đầu khoảng 15 lần theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
Những bài tập và lưu ý trên sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh nên hãy lưu ý và thực hiện thường xuyên nhé! Liên hệ với Tâm An để được điều trị và chẩn đoán kịp thời.
>>> Xem thêm: Xu hướng trẻ hóa của thoát vị đĩa đệm